KIẾN THỨC WEBSITE
Xử lý website sau khi bị hack

-
Báo nhà cung cấp host để được hỗ trợ.
-
Nếu họ không hỗ trợ, bạn cần làm các bước tiếp theo:
-
Đóng của site ngay lập tức (nếu là Share hosting thì bỏ qua bước này, nếu là VPS hoặc Server thì đóng của tất cả các dịch vụ: web, FTP, mail…. trên cùng máy chủ).
-
Không sửa đổi hoặc xóa bất kể file nào.
-
Sao lưu đầy đủ (backup full) toàn bộ code, CSDL, và logs (file logs của hosting rất quan trọng, giúp chúng ta truy tìm nguyên nhân hoặc dấu viết của hacker) của hosting của site cũ và tải về máy của bạn để có thể khôi phục lại nó.
-
Đổi mọi mật khẩu tài khoản, mật khẩu email, mật khẩu hosting, mật khẩu cơ sở dữ liệu, mật khẩu FTP, mật khẩu mail sử dụng dịch vụ SMTP…, quét virus máy tính của bạn cẩn thận đề phòng máy tính bị dính virus và các phần mềm gián điệp.
-
Xóa sạch hosting để đảm bảo host của bạn sạch (không có nghĩa là host của bạn đã an toàn nếu bị hack local).
-
Cài lại bằng một bản tương ứng, đảm bảo nó sạch bằng cách tải về từ trang chủ. Xem hướng dẫn chi tiết Thay thế code của trang đang chạy
-
Sau đó sử dụng cơ sở dữ liệu và các tệp tin dữ liệu của site cũ để chuyển sang site mới, hãy đảm bảo không bị sót shell trên site.
-
Cuối cùng đừng quên nâng cấp lên bản mới nhất.
-
Nếu sử dụng share hosting mà bị hack local, tốt nhất hãy đổi nhà cung cấp host.
-
Nếu bạn không đủ khả năng kiểm tra bị hack như thế nào liên hệ với Ban Quản Trị Web360do để được giúp đỡ.
Lưu ý: Các hosting dùng chung (Share hosting) thường dễ bị hack hơn các máy chủ ảo (Virtual private server - VPS) hoặc máy chủ riêng (Dedicated Server). Vì với các hosting dùng chung, chỉ cần một site bị hack là tất cả các site dùng chung server đều có thể bị tấn công thông qua phương thức hack local.
Tác giả bài viết: www.web360do.vn

Vui lòng liên hệ để được tư vấn!
0903.177.877 - 0988 80 13 80 ĐĂNG KÝ NGAY
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn